Ho khạc ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp trong các bệnh của đường hô hấp. Tình trạng này hay gặp ở 3 bệnh: lao phổi, giãn phế quản và ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân viêm phế quản cấp, mạn tính cũng ho ra máu.
Ho ra máu là một triệu chứng của bệnh đường hô hấp

Ở bệnh nhân viêm phế quản, niêm mạc đường thở bị xung huyết, phù nước, dịch dính bài tiết ra nhiều. Tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng cao, huyết tương thẩm thấu ra ngoài, thường trong đờm có máu. Nếu động mạch nhỏ của phế quản bị vỡ thì có thể gây ra chảy máu nhiều.

Trần Vinh (tổng  hợp)

Viêm phế quản có thể gây ho khạc ra máu không?

Ho khạc ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp trong các bệnh của đường hô hấp. Tình trạng này hay gặp ở 3 bệnh: lao phổi, giãn phế quản và ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân viêm phế quản cấp, mạn tính cũng ho ra máu.
Ho ra máu là một triệu chứng của bệnh đường hô hấp

Ở bệnh nhân viêm phế quản, niêm mạc đường thở bị xung huyết, phù nước, dịch dính bài tiết ra nhiều. Tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng cao, huyết tương thẩm thấu ra ngoài, thường trong đờm có máu. Nếu động mạch nhỏ của phế quản bị vỡ thì có thể gây ra chảy máu nhiều.

Trần Vinh (tổng  hợp)
Đọc thêm..
Trong điều trị viêm phế quản cấp tính, người bệnh thường chỉ cần tuân thủ các biện pháp đơn giản như: nghỉ ngơi nhiều hơn; uống nhiều chất lỏng (nước lọc, nước ép trái cây, sữa, cháo…); tránh khói thuốc lá và khói bụi đôc hại. Đôi khi, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể cần dùng tới thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc siro ho. 

Phần lớn nguyên nhân gây nên viêm phế quản là virus và kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này. 

Khi bị viêm phế quản mãn tính, phổi bạn dễ bị nhiễm trùng

Khi bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh có thể có ho và tăng sản xuất đờm/đàm nhày. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giúp loại bỏ đờm nhầy dư thừa ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu như bạn ho nhiều gây đau rát họng và ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc tình trạng ho không cải thiện sau 2- 3 tuần bác sĩ có thể cân nhắc kê cho bạn thuốc giảm ho. 

Với một số trường hợp mắc viêm phế quản mạn tính, các loại thuốc steroid dạng uống có tác dụng giảm viêm và việc bổ sung oxy liệu pháp có thể được sử dụng trong điều trị bệnh.

Khi bị viêm phế quản mạn tính, phổi của bạn rất dễ bị nhiễm trùng vì vậy hãy tiêm phòng cúm cũng như chủng ngừa viêm phổi hàng năm. 

Phi Sơn
Theo webmd

Điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính như thế nào?

Trong điều trị viêm phế quản cấp tính, người bệnh thường chỉ cần tuân thủ các biện pháp đơn giản như: nghỉ ngơi nhiều hơn; uống nhiều chất lỏng (nước lọc, nước ép trái cây, sữa, cháo…); tránh khói thuốc lá và khói bụi đôc hại. Đôi khi, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể cần dùng tới thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc siro ho. 

Phần lớn nguyên nhân gây nên viêm phế quản là virus và kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này. 

Khi bị viêm phế quản mãn tính, phổi bạn dễ bị nhiễm trùng

Khi bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh có thể có ho và tăng sản xuất đờm/đàm nhày. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để giúp loại bỏ đờm nhầy dư thừa ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu như bạn ho nhiều gây đau rát họng và ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc tình trạng ho không cải thiện sau 2- 3 tuần bác sĩ có thể cân nhắc kê cho bạn thuốc giảm ho. 

Với một số trường hợp mắc viêm phế quản mạn tính, các loại thuốc steroid dạng uống có tác dụng giảm viêm và việc bổ sung oxy liệu pháp có thể được sử dụng trong điều trị bệnh.

Khi bị viêm phế quản mạn tính, phổi của bạn rất dễ bị nhiễm trùng vì vậy hãy tiêm phòng cúm cũng như chủng ngừa viêm phổi hàng năm. 

Phi Sơn
Theo webmd
Đọc thêm..
Hầu hết những người bệnh viêm phế quản mãn tính hiện nay đều được các bác sĩ khuyên nên bỏ thuốc lá. Họ cũng nhận thức rằng thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của chính mình và người xung quanh và nên bỏ thuốc mặc dù điều này rất khó khăn. Nhận thức được tại sao mình lại phải bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn có động lực để bỏ thuốc.


Biết được lý do tại sao bạn muốn bỏ thuốc lá là một bước quan trọng trong quá trình bỏ thuốc. Hãy tìm hiểu một số lý do phổ biến khiến mọi người bỏ thuốc và suy nghĩ về lý do quan trọng nhất.


- Bảo vệ sức khỏe: bỏ hút thuốc là bước quan trọng nhất để người bệnh có thể kéo dài sự sống cũng như chất lượng cuộc sống.


- Tiết kiệm tiền: hút thuốc lá lãng phí rất nhiều tiền bạc không cần thiết


 Bỏ thuốc lá sẽ giúp người bệnh tiết kiệm tiền


- Không vi phạm pháp luật: nhiều quốc gia có các điều luật cấm hút thuốc lá ở các nơi công cộng.

Nhiều quốc gia câm hút thuốc nơi công cộng


- Bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh: khói thuốc lá gây nguy hại đến sức khỏe của tất cả những người hít phải khói thuốc. Trẻ em có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai khi hít phải khói thuốc hay được sinh ra khi mẹ nghiện thuốc lá. 


Thuốc lá gậy nguy hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ


Bạn và những người xung quanh của mình sẽ có cuộc sống dễ chịu hơn khi không còn phải ngửi mùi thuốc lá vương trên tóc, quần áo. Không khí dễ chịu sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, ăn cơm ngon miệng hơn và cuộc sống tươi đẹp hơn.


Hoài Thu (theo lung.org)

Lý do người bệnh viêm phế quản mãn tính nên bỏ thuốc lá

Hầu hết những người bệnh viêm phế quản mãn tính hiện nay đều được các bác sĩ khuyên nên bỏ thuốc lá. Họ cũng nhận thức rằng thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của chính mình và người xung quanh và nên bỏ thuốc mặc dù điều này rất khó khăn. Nhận thức được tại sao mình lại phải bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn có động lực để bỏ thuốc.


Biết được lý do tại sao bạn muốn bỏ thuốc lá là một bước quan trọng trong quá trình bỏ thuốc. Hãy tìm hiểu một số lý do phổ biến khiến mọi người bỏ thuốc và suy nghĩ về lý do quan trọng nhất.


- Bảo vệ sức khỏe: bỏ hút thuốc là bước quan trọng nhất để người bệnh có thể kéo dài sự sống cũng như chất lượng cuộc sống.


- Tiết kiệm tiền: hút thuốc lá lãng phí rất nhiều tiền bạc không cần thiết


 Bỏ thuốc lá sẽ giúp người bệnh tiết kiệm tiền


- Không vi phạm pháp luật: nhiều quốc gia có các điều luật cấm hút thuốc lá ở các nơi công cộng.

Nhiều quốc gia câm hút thuốc nơi công cộng


- Bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh: khói thuốc lá gây nguy hại đến sức khỏe của tất cả những người hít phải khói thuốc. Trẻ em có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai khi hít phải khói thuốc hay được sinh ra khi mẹ nghiện thuốc lá. 


Thuốc lá gậy nguy hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ


Bạn và những người xung quanh của mình sẽ có cuộc sống dễ chịu hơn khi không còn phải ngửi mùi thuốc lá vương trên tóc, quần áo. Không khí dễ chịu sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, ăn cơm ngon miệng hơn và cuộc sống tươi đẹp hơn.


Hoài Thu (theo lung.org)
Đọc thêm..
Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh dai dẳng và hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh tuy không nguy hiểm tức thời đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ tiến triển từ từ, nặng dần với nhiều biến chứng nguy hiểm: tâm phế mạn, COPD,… Bên cạnh thời gian điều trị tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh viêm phế quản mãn tính có thể điều trị tại nhà và cần áp dụng những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài lời khuyên dành cho người bệnh:

- Uống nhiều nước: cứ cách 1-2 giờ, bệnh nhân cần bổ sung nước, trừ khi có hướng dẫn khác từ bác sĩ.

 
Uống nước để phòng bệnh viêm phế quản

- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng.

- Ngừng/không hút thuốc , thuốc lào.

- Nếu có đau nhức cơ thể hãy uống aspirin hoặc acetaminophen (nếu như bạn đang dùng bất kỳ thuốc nào khác hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng aspirin hoặc acetaminophen để tránh các tương tác thuốc không mong muốn).

- Thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ về các biện pháp giúp giảm đờm và hạn chế sản xuất chất nhầy.

- Nếu có ho kèm theo đờm,cần lưu ý tính chất, màu sắc và lượng đờm hàng ngày và báo cho bác sĩ. Nếu bệnh nhân ho khan hoặc ho ít/không có đờm, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống thuốc giảm ho, thuốc long đờm để làm loãng đờm, giúp đờm dễ khạc hơn.

- Tham khảo một số sản phẩm thảo dược an toàn, không có tác dụng phụ vừa có tác dụng làm giảm triệu chứng vừa giúp phòng ngừa các đợt nhiễm khuẩn có thể gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Hoài Thu (biên tập - theo: webmd.com)

Điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà như thế nào?

Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh dai dẳng và hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh tuy không nguy hiểm tức thời đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ tiến triển từ từ, nặng dần với nhiều biến chứng nguy hiểm: tâm phế mạn, COPD,… Bên cạnh thời gian điều trị tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh viêm phế quản mãn tính có thể điều trị tại nhà và cần áp dụng những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài lời khuyên dành cho người bệnh:

- Uống nhiều nước: cứ cách 1-2 giờ, bệnh nhân cần bổ sung nước, trừ khi có hướng dẫn khác từ bác sĩ.

 
Uống nước để phòng bệnh viêm phế quản

- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng.

- Ngừng/không hút thuốc , thuốc lào.

- Nếu có đau nhức cơ thể hãy uống aspirin hoặc acetaminophen (nếu như bạn đang dùng bất kỳ thuốc nào khác hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng aspirin hoặc acetaminophen để tránh các tương tác thuốc không mong muốn).

- Thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ về các biện pháp giúp giảm đờm và hạn chế sản xuất chất nhầy.

- Nếu có ho kèm theo đờm,cần lưu ý tính chất, màu sắc và lượng đờm hàng ngày và báo cho bác sĩ. Nếu bệnh nhân ho khan hoặc ho ít/không có đờm, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống thuốc giảm ho, thuốc long đờm để làm loãng đờm, giúp đờm dễ khạc hơn.

- Tham khảo một số sản phẩm thảo dược an toàn, không có tác dụng phụ vừa có tác dụng làm giảm triệu chứng vừa giúp phòng ngừa các đợt nhiễm khuẩn có thể gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Hoài Thu (biên tập - theo: webmd.com)
Đọc thêm..
Bất kỳ loại thuốc nào mà chúng ta sử dụng đều có khả năng xảy ra các tương tác với thực phẩm. Tương tác thuốc xảy ra khi chúng ta ăn các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần trong một loại thuốc khiến cho tác dụng thuốc bị giảm đi hay mất hoàn toàn.

Tương tác thuốc - thực phẩm có thể xảy ra với cả thuốc theo đơn và thuốc không theo đơn, vitamin và sắt,…

 

Có phải tất cả các loại thuốc đều tương tác với thức ăn?

Không phải thuốc nào cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn tuy nhiên nhiều loại thực phẩm gây những ảnh hưởng đến sức khỏe khi tương tác với thuốc mà chúng ta không hề biết. Ví dụ, nếu dùng một số loại thuốc trong khi ăn có thể làm giảm hoặc chậm sự hấp thu thuốc của dạ dày và ruột. Đây chính là lý do vì sao một số loại thuốc cần được uống khi đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ). Mặt khác, một số loại thuốc dễ dàng được hấp thu khi được đưa vào dạ dày cùng với thức ăn. 
Không phải thuốc nào cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thuốc của bạn cần uống vào thời điểm nào là thích hợp nhất.

Những lưu ý người bệnh viêm phế quản mãn cần ghi nhớ:

- Luôn nhớ đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất. Nếu có điều gì chưa rõ hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Đọc kỹ hướng dẫn và cảnh báo, biện pháp phòng ngừa các tương tác thuốc được in trên bao bì.

- Không nên hòa tan thuốc vào thức ăn hoặc các phương pháp mà bạn tự cho là đúng (trừ khi được bác sĩ hướng dẫn) vì điều này có thể làm thay đổi hoạt tính của thuốc.

- Hãy uống thuốc với nhiều nước trừ khi bác sĩ có hướng dẫn khác.

- Không uống thuốc và vitamin cùng lúc vì có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe.

- Không trộn thuốc vào đồ uống nóng vì nhiệt có thể làm thuốc mất tác dụng

- Không bao giờ được dùng chung thuốc với đồ uống có cồn.

Trên đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ để giảm thiểu những rủi ro trong việc dùng thuốc hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Hoài Thu (theo familydoctor.org)

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính

Bất kỳ loại thuốc nào mà chúng ta sử dụng đều có khả năng xảy ra các tương tác với thực phẩm. Tương tác thuốc xảy ra khi chúng ta ăn các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần trong một loại thuốc khiến cho tác dụng thuốc bị giảm đi hay mất hoàn toàn.

Tương tác thuốc - thực phẩm có thể xảy ra với cả thuốc theo đơn và thuốc không theo đơn, vitamin và sắt,…

 

Có phải tất cả các loại thuốc đều tương tác với thức ăn?

Không phải thuốc nào cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn tuy nhiên nhiều loại thực phẩm gây những ảnh hưởng đến sức khỏe khi tương tác với thuốc mà chúng ta không hề biết. Ví dụ, nếu dùng một số loại thuốc trong khi ăn có thể làm giảm hoặc chậm sự hấp thu thuốc của dạ dày và ruột. Đây chính là lý do vì sao một số loại thuốc cần được uống khi đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ). Mặt khác, một số loại thuốc dễ dàng được hấp thu khi được đưa vào dạ dày cùng với thức ăn. 
Không phải thuốc nào cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thuốc của bạn cần uống vào thời điểm nào là thích hợp nhất.

Những lưu ý người bệnh viêm phế quản mãn cần ghi nhớ:

- Luôn nhớ đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất. Nếu có điều gì chưa rõ hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Đọc kỹ hướng dẫn và cảnh báo, biện pháp phòng ngừa các tương tác thuốc được in trên bao bì.

- Không nên hòa tan thuốc vào thức ăn hoặc các phương pháp mà bạn tự cho là đúng (trừ khi được bác sĩ hướng dẫn) vì điều này có thể làm thay đổi hoạt tính của thuốc.

- Hãy uống thuốc với nhiều nước trừ khi bác sĩ có hướng dẫn khác.

- Không uống thuốc và vitamin cùng lúc vì có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe.

- Không trộn thuốc vào đồ uống nóng vì nhiệt có thể làm thuốc mất tác dụng

- Không bao giờ được dùng chung thuốc với đồ uống có cồn.

Trên đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ để giảm thiểu những rủi ro trong việc dùng thuốc hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Hoài Thu (theo familydoctor.org)
Đọc thêm..
Viêm phế quản mãn tính hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và bỏ hút thuốc lá có thể gặp các biến chứng:

- Suy hô hấp

- Viêm phổi

- Tâm phế mạn (do tim phải làm việc quá tải)

- Tràn khí màng phổi

- COPD

- Khí phế thũng

Viêm phế quản mãn tính có thể phòng ngừa?

 

Phòng ngừa viêm phế quản mãn
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản mãn tính có thể được ngăn ngừa bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu khuẩn và vắc xin phòng cúm giúp điều trị dứt điểm các đợt nhiễm khuẩn hô hấp để tránh các đợt nhiễm trùng tái diễn có thể phòng ngừa căn bệnh này.

Công nhân một số nhà máy công nghiệp (hóa chất, dệt may,…) thường xuyên tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại nên đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.



 Video hướng dẫn phòng viêm phế quản mạn tính


Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn có thể ngăn ngừa viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, các yếu tố di truyền có thể gây bệnh hiện tại chưa có biện pháp phòng tránh.

Ngô Hoài (biên tập)

Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể phòng ngừa?

Viêm phế quản mãn tính hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và bỏ hút thuốc lá có thể gặp các biến chứng:

- Suy hô hấp

- Viêm phổi

- Tâm phế mạn (do tim phải làm việc quá tải)

- Tràn khí màng phổi

- COPD

- Khí phế thũng

Viêm phế quản mãn tính có thể phòng ngừa?

 

Phòng ngừa viêm phế quản mãn
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản mãn tính có thể được ngăn ngừa bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu khuẩn và vắc xin phòng cúm giúp điều trị dứt điểm các đợt nhiễm khuẩn hô hấp để tránh các đợt nhiễm trùng tái diễn có thể phòng ngừa căn bệnh này.

Công nhân một số nhà máy công nghiệp (hóa chất, dệt may,…) thường xuyên tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại nên đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.



 Video hướng dẫn phòng viêm phế quản mạn tính


Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn có thể ngăn ngừa viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, các yếu tố di truyền có thể gây bệnh hiện tại chưa có biện pháp phòng tránh.

Ngô Hoài (biên tập)
Đọc thêm..
Viêm phế quản mãn tính được biết đến là tình trạng bệnh lý với đặc điểm là người bệnh ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp nhưng loại trừ các nguyên nhân gây ho khạc mãn tính khác: lao phổi, giãn phế quản.

Để quản lý tốt viêm phếquản mãn tính và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện một số lưu ý sau:

 

1. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào: hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính, hơn 80% người mắc viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc. Những cơn ho mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương ở phổi. Một khi có những tổn thương ở phổi sẽ không thể hồi phục, nhưng nếu ngừng hút thuốc các triệu chứng bệnh có thể cải thiện đáng kể.


Cai thuốc lá


2. Tập thở chúm môi: thở chúm môi là kỹ thuật bệnh nhân có thể thực hành nếu gặp khó khăn khi thở. Bệnh nhân cần hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, thở ra bằng miệng như khi bạn thổi tắt một ngọn nến. Kỹ thuật này giúp không khí đang bị mắc kẹt trong phổi được tống ra ngoài và giúp thông thoáng đường thở. 

Phương pháp thở chúm môi


3. Sử dụng máy tạo độ ẩm: thời tiết hanh khô cũng có thể làm bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thấy khó thở. Độ ẩm hợp lý rất tốt cho phổi. Nếu không khí trong nhà bị khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là phòng ngủ. Hãy nhớ luôn giữ vệ sinh máy tạo độ ẩm, tránh nấm mốc, độ ẩm thích hợp là 30-50%.



Máy tạo độ ẩm

4. Tránh các chất kích thích đường thở: những người làm việc trong môi trường khói bụi: mỏ than, nhà máy dệt… có nguy cơ cao phát triển viêm phế quản mãn tính. Các chất kích thích cũng có thể làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các nguồn ô nhiễm kể cả các chất tẩy rửa gia dụng, chất khử mùi,…

5. Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp tránh các chất kích thích khiến các triệu chứng viêm phế quản nặng nề hơn. 


Đeo khẩu trang tránh các chất kích thích

6. Tập thể dục: khi bị khó thở, người bệnh có xu hướng tránh tập thể dục vì khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn sáng. Hầu hết những người viêm phế quản mãn tính nên tập thể dục khoảng 40 phút/lần và 6 lần/tuần. Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở.


Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở

7. Kiểm soát cân nặng: thừa cân khiến bệnh nhân VPQMT gặp khó khăn khi tập thể dục  và gây sức ép cho phổi. Tuy nhiên, đối với một số người bệnh, sút cân cũng trở thành vấn đề bởi khi khó thở họ không có cảm giác thèm ăn. Hãy cung cấp đủ nước và dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. 


Kiểm soát cân nặng

8. Nghỉ ngơi: người bệnh cần duy trì các hoạt động khi mắc viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, để có thể duy trì các hoạt động thể lực bạn cần cung cấp đủ năng lượng, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm phế quản mãn tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những người COPD có thể cần tiêu hao năng lượng để thở gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.


Nghỉ ngơi hợp lý

9. Thư giãn: lo âu có thể làm các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và có thể gây thở nhanh, nông. Thực hành các kỹ thuật như: yoga, hít thở sâu, thiền định có thể giúp thư giãn và giảm các triệu chứng bệnh.


Thư giãn làm giảm các triệu chứng của bệnh

10. Yêu cầu được hỗ trợ: bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân khi các triệu chứng của bạn trở nên nặng nề. Ngoài ra, có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng khi làm việc và thường xuyên liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thu Hoài (biên tập)

10 lời khuyên hữu ích cho người bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính được biết đến là tình trạng bệnh lý với đặc điểm là người bệnh ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp nhưng loại trừ các nguyên nhân gây ho khạc mãn tính khác: lao phổi, giãn phế quản.

Để quản lý tốt viêm phếquản mãn tính và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện một số lưu ý sau:

 

1. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào: hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính, hơn 80% người mắc viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc. Những cơn ho mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương ở phổi. Một khi có những tổn thương ở phổi sẽ không thể hồi phục, nhưng nếu ngừng hút thuốc các triệu chứng bệnh có thể cải thiện đáng kể.


Cai thuốc lá


2. Tập thở chúm môi: thở chúm môi là kỹ thuật bệnh nhân có thể thực hành nếu gặp khó khăn khi thở. Bệnh nhân cần hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, thở ra bằng miệng như khi bạn thổi tắt một ngọn nến. Kỹ thuật này giúp không khí đang bị mắc kẹt trong phổi được tống ra ngoài và giúp thông thoáng đường thở. 

Phương pháp thở chúm môi


3. Sử dụng máy tạo độ ẩm: thời tiết hanh khô cũng có thể làm bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thấy khó thở. Độ ẩm hợp lý rất tốt cho phổi. Nếu không khí trong nhà bị khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là phòng ngủ. Hãy nhớ luôn giữ vệ sinh máy tạo độ ẩm, tránh nấm mốc, độ ẩm thích hợp là 30-50%.



Máy tạo độ ẩm

4. Tránh các chất kích thích đường thở: những người làm việc trong môi trường khói bụi: mỏ than, nhà máy dệt… có nguy cơ cao phát triển viêm phế quản mãn tính. Các chất kích thích cũng có thể làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các nguồn ô nhiễm kể cả các chất tẩy rửa gia dụng, chất khử mùi,…

5. Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp tránh các chất kích thích khiến các triệu chứng viêm phế quản nặng nề hơn. 


Đeo khẩu trang tránh các chất kích thích

6. Tập thể dục: khi bị khó thở, người bệnh có xu hướng tránh tập thể dục vì khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn sáng. Hầu hết những người viêm phế quản mãn tính nên tập thể dục khoảng 40 phút/lần và 6 lần/tuần. Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở.


Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở

7. Kiểm soát cân nặng: thừa cân khiến bệnh nhân VPQMT gặp khó khăn khi tập thể dục  và gây sức ép cho phổi. Tuy nhiên, đối với một số người bệnh, sút cân cũng trở thành vấn đề bởi khi khó thở họ không có cảm giác thèm ăn. Hãy cung cấp đủ nước và dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. 


Kiểm soát cân nặng

8. Nghỉ ngơi: người bệnh cần duy trì các hoạt động khi mắc viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, để có thể duy trì các hoạt động thể lực bạn cần cung cấp đủ năng lượng, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm phế quản mãn tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những người COPD có thể cần tiêu hao năng lượng để thở gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.


Nghỉ ngơi hợp lý

9. Thư giãn: lo âu có thể làm các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và có thể gây thở nhanh, nông. Thực hành các kỹ thuật như: yoga, hít thở sâu, thiền định có thể giúp thư giãn và giảm các triệu chứng bệnh.


Thư giãn làm giảm các triệu chứng của bệnh

10. Yêu cầu được hỗ trợ: bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân khi các triệu chứng của bạn trở nên nặng nề. Ngoài ra, có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng khi làm việc và thường xuyên liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thu Hoài (biên tập)
Đọc thêm..

Không có một phương thuốc hay vắc-xin đặc hiệu nào để phòng ngừa viêm phế quản mãn tính. Bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh của mình. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc. 

Bỏ thuốc lá tốt cho người viêm phế quản mạn
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động tránh các nhân tố kích thích có hại cho phổi như: khói thuốc lá, bụi, khói, hơi dầu và ô nhiễm không khí. Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi sử dụng sơn, chất tẩy rửa, dầu bóng hay hóa chất nghề nghiệp; điều này sẽ giúp bảo vệ phổi của bạn.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn và tiêm phòng cúm hằng năm và tiêm vắc-xin phòng viêm phổi.
Thu Hoài

Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính như thế nào?

Không có một phương thuốc hay vắc-xin đặc hiệu nào để phòng ngừa viêm phế quản mãn tính. Bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh của mình. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc. 

Bỏ thuốc lá tốt cho người viêm phế quản mạn
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động tránh các nhân tố kích thích có hại cho phổi như: khói thuốc lá, bụi, khói, hơi dầu và ô nhiễm không khí. Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi sử dụng sơn, chất tẩy rửa, dầu bóng hay hóa chất nghề nghiệp; điều này sẽ giúp bảo vệ phổi của bạn.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn và tiêm phòng cúm hằng năm và tiêm vắc-xin phòng viêm phổi.
Thu Hoài
Đọc thêm..

Không có một phương thuốc hay vắc-xin đặc hiệu nào để phòng ngừa viêm phế quản mãn tính. Bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh của mình. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc. 

 
Tránh khói thuốc lá để phòng viêm phế quản

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động tránh các nhân tố kích thích có hại cho phổi như: khói thuốc lá, bụi, khói, hơi dầu và ô nhiễm không khí. Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi sử dụng sơn, chất tẩy rửa, dầu bóng hay hóa chất nghề nghiệp; điều này sẽ giúp bảo vệ phổi của bạn.
Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn và tiêm phòng cúm hằng năm và tiêm vắc-xin phòng viêm phổi.
Thu Hoài (bt)

Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính như thế nào?

Không có một phương thuốc hay vắc-xin đặc hiệu nào để phòng ngừa viêm phế quản mãn tính. Bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh của mình. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc. 

 
Tránh khói thuốc lá để phòng viêm phế quản

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động tránh các nhân tố kích thích có hại cho phổi như: khói thuốc lá, bụi, khói, hơi dầu và ô nhiễm không khí. Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi sử dụng sơn, chất tẩy rửa, dầu bóng hay hóa chất nghề nghiệp; điều này sẽ giúp bảo vệ phổi của bạn.
Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn và tiêm phòng cúm hằng năm và tiêm vắc-xin phòng viêm phổi.
Thu Hoài (bt)
Đọc thêm..