10 lời khuyên hữu ích cho người bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính được biết đến là tình trạng bệnh lý với đặc điểm là người bệnh ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp nhưng loại trừ các nguyên nhân gây ho khạc mãn tính khác: lao phổi, giãn phế quản.

Để quản lý tốt viêm phếquản mãn tính và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện một số lưu ý sau:

 

1. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào: hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính, hơn 80% người mắc viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc. Những cơn ho mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương ở phổi. Một khi có những tổn thương ở phổi sẽ không thể hồi phục, nhưng nếu ngừng hút thuốc các triệu chứng bệnh có thể cải thiện đáng kể.


Cai thuốc lá


2. Tập thở chúm môi: thở chúm môi là kỹ thuật bệnh nhân có thể thực hành nếu gặp khó khăn khi thở. Bệnh nhân cần hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, thở ra bằng miệng như khi bạn thổi tắt một ngọn nến. Kỹ thuật này giúp không khí đang bị mắc kẹt trong phổi được tống ra ngoài và giúp thông thoáng đường thở. 

Phương pháp thở chúm môi


3. Sử dụng máy tạo độ ẩm: thời tiết hanh khô cũng có thể làm bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thấy khó thở. Độ ẩm hợp lý rất tốt cho phổi. Nếu không khí trong nhà bị khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là phòng ngủ. Hãy nhớ luôn giữ vệ sinh máy tạo độ ẩm, tránh nấm mốc, độ ẩm thích hợp là 30-50%.



Máy tạo độ ẩm

4. Tránh các chất kích thích đường thở: những người làm việc trong môi trường khói bụi: mỏ than, nhà máy dệt… có nguy cơ cao phát triển viêm phế quản mãn tính. Các chất kích thích cũng có thể làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các nguồn ô nhiễm kể cả các chất tẩy rửa gia dụng, chất khử mùi,…

5. Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp tránh các chất kích thích khiến các triệu chứng viêm phế quản nặng nề hơn. 


Đeo khẩu trang tránh các chất kích thích

6. Tập thể dục: khi bị khó thở, người bệnh có xu hướng tránh tập thể dục vì khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn sáng. Hầu hết những người viêm phế quản mãn tính nên tập thể dục khoảng 40 phút/lần và 6 lần/tuần. Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở.


Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở

7. Kiểm soát cân nặng: thừa cân khiến bệnh nhân VPQMT gặp khó khăn khi tập thể dục  và gây sức ép cho phổi. Tuy nhiên, đối với một số người bệnh, sút cân cũng trở thành vấn đề bởi khi khó thở họ không có cảm giác thèm ăn. Hãy cung cấp đủ nước và dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. 


Kiểm soát cân nặng

8. Nghỉ ngơi: người bệnh cần duy trì các hoạt động khi mắc viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, để có thể duy trì các hoạt động thể lực bạn cần cung cấp đủ năng lượng, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm phế quản mãn tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những người COPD có thể cần tiêu hao năng lượng để thở gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.


Nghỉ ngơi hợp lý

9. Thư giãn: lo âu có thể làm các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và có thể gây thở nhanh, nông. Thực hành các kỹ thuật như: yoga, hít thở sâu, thiền định có thể giúp thư giãn và giảm các triệu chứng bệnh.


Thư giãn làm giảm các triệu chứng của bệnh

10. Yêu cầu được hỗ trợ: bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân khi các triệu chứng của bạn trở nên nặng nề. Ngoài ra, có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng khi làm việc và thường xuyên liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thu Hoài (biên tập)

Đăng nhận xét