Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến, hầu như mỗi người trong đời đều có ít nhất một lần bị viêm phế quản cấp. Bệnh gây ra do virus chiếm 50-90% các trường hợp mắc.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh, có thể xảy ra trong mùa nóng ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, hắt hơi, khản tiếng. 

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 – 40 độ C, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, hoặc đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm ra máu. 

Các triệu chứng toàn thân có thể giảm dần trong khoảng 4-5 ngày, ho có khi kéo dài hàng tuần. Khám phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường, một số trường hợp nghe có tiếng rít hai bên phổi hoặc như tiếng mèo rên do ứ đọng đờm trong lòng phế quản. Hầu hết các trường hợp chụp X quang phổi thấy bình thường hoặc có hình ảnh dày thành phế quản

Trần Vinh

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến, hầu như mỗi người trong đời đều có ít nhất một lần bị viêm phế quản cấp. Bệnh gây ra do virus chiếm 50-90% các trường hợp mắc.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh, có thể xảy ra trong mùa nóng ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, hắt hơi, khản tiếng. 

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 – 40 độ C, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, hoặc đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm ra máu. 

Các triệu chứng toàn thân có thể giảm dần trong khoảng 4-5 ngày, ho có khi kéo dài hàng tuần. Khám phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường, một số trường hợp nghe có tiếng rít hai bên phổi hoặc như tiếng mèo rên do ứ đọng đờm trong lòng phế quản. Hầu hết các trường hợp chụp X quang phổi thấy bình thường hoặc có hình ảnh dày thành phế quản

Trần Vinh
Đọc thêm..
Khí quản nằm trước thực quản, đầu trên nối với sương sụn nhẫn bởi dây chằng ở đoạn đốt sống cổ 6, 7; đầu dưới ngang mức đốt ngực 4,5 .

Cấu tạo khí quản

Ống sụn khí quản dài khoảng 11-13cm, có hình ống tròn, phía sau hơi bẹt, đường kính 1,8cm. Do 16 -20 sun nhẫn hình chữ C (phần khuyết quay về phía sau), cơ trơn và mô kết để tạo thành.
Các sụn của khí quản được nối với nhau bởi một loại dây chằng vòng , tạo nên sự liên kết đàn hồi. Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường. Tổ chức liên kết phía sau khí quản là cơ trơn và các mô liên kết tạo thành.
Mặt trong khí quản có niêm mạc che phủ. Lớp này có chứa các hạch tổ chức limphô riêng rẽ và được lợp bởi một lớp biểu mô rung có khả năng chuyển động từ trong ra ngoài.
Trần Vinh (tổng hợp)

Khí quản cấu tạo thế nào?

Khí quản nằm trước thực quản, đầu trên nối với sương sụn nhẫn bởi dây chằng ở đoạn đốt sống cổ 6, 7; đầu dưới ngang mức đốt ngực 4,5 .

Cấu tạo khí quản

Ống sụn khí quản dài khoảng 11-13cm, có hình ống tròn, phía sau hơi bẹt, đường kính 1,8cm. Do 16 -20 sun nhẫn hình chữ C (phần khuyết quay về phía sau), cơ trơn và mô kết để tạo thành.
Các sụn của khí quản được nối với nhau bởi một loại dây chằng vòng , tạo nên sự liên kết đàn hồi. Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường. Tổ chức liên kết phía sau khí quản là cơ trơn và các mô liên kết tạo thành.
Mặt trong khí quản có niêm mạc che phủ. Lớp này có chứa các hạch tổ chức limphô riêng rẽ và được lợp bởi một lớp biểu mô rung có khả năng chuyển động từ trong ra ngoài.
Trần Vinh (tổng hợp)
Đọc thêm..
Hệ thống hô hấp của con người là cơ quan lưu thông và trao đổi không khí, do đường hô hấp và hai lá phổi cấu tạo lên. Sụn nhẫn ở cuống họng phân hệ hô hấp thành hai phần trên và dưới, tức là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. 

Cấu tạo đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Đường hô hấp trên bao gồm khoang mũi, họng, yết hầu. Đường hô hấp trên giúp ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho để đẩy vật lạ ra ngoài. Đồng thời, hệ thống lông ở mũi lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên. 

Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản, phân nhánh thành phế quản gốc bên trái và bên phải, tiểu phế quản, vi phế quản (lá nhỏ thứ cấp của phổi), vi phế quản đầu cuối, vi phế quản hô hấp (lá nhỏ sơ cấp của phổi), ống túi phổi, túi phế nang, phế nang càng phân càng nhỏ, tổng cộng có 24 cấp. 

Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang. Từ khí quản đến vi phế quản đầu cuối là bộ phận dẫn truyền khí, từ vi phế quản hô hấp đến phế nang là bộ phận trao đổi khí.

Trần Vinh (tổng hợp)

Cấu trúc đường hô hấp trên và dưới của cơ thể

Hệ thống hô hấp của con người là cơ quan lưu thông và trao đổi không khí, do đường hô hấp và hai lá phổi cấu tạo lên. Sụn nhẫn ở cuống họng phân hệ hô hấp thành hai phần trên và dưới, tức là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. 

Cấu tạo đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Đường hô hấp trên bao gồm khoang mũi, họng, yết hầu. Đường hô hấp trên giúp ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho để đẩy vật lạ ra ngoài. Đồng thời, hệ thống lông ở mũi lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên. 

Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản, phân nhánh thành phế quản gốc bên trái và bên phải, tiểu phế quản, vi phế quản (lá nhỏ thứ cấp của phổi), vi phế quản đầu cuối, vi phế quản hô hấp (lá nhỏ sơ cấp của phổi), ống túi phổi, túi phế nang, phế nang càng phân càng nhỏ, tổng cộng có 24 cấp. 

Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang. Từ khí quản đến vi phế quản đầu cuối là bộ phận dẫn truyền khí, từ vi phế quản hô hấp đến phế nang là bộ phận trao đổi khí.

Trần Vinh (tổng hợp)
Đọc thêm..
Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQMT) có biểu hiện ho và khạc đờm mạn tính, xảy ra ở người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. 

 
Thế nào thì được coi là viêm phế quản mạn tính? Không có bệnh VPQMT ở trẻ nhỏ khi mà hệ thống phế quản của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Thời gian mang bệnh để có thể gọi là VPQMT là người đó phải bị ho, khạc đờm/đàm kéo dài, tổng số ngày ho khạc trong năm là trên 90 ngày (hay 3 tháng) và phải từ 2 năm liên tiếp trở lên. Số lượng đờm khạc ra mỗi ngày khoảng 200ml, không có máu kèm theo.

Phổi của người viêm phế quản hiệu quả

Bệnh phát sinh do đường thở tiếp xúc thường xuyên với bụi, khói độc, virus, vi khuẩn, viêm mạn tính đường thở lớn và trung bình, làm dầy niêm mạc đường thở, tăng sinh phì đại tuyến tiết nhầy, làm tăng tiết đờm. Bệnh VPQMT được chia thành các thể VPQMT đơn thuần không khó thở, VPQMT nhầy mủ và VPQMT tắc nghẽn. 

VPQMT đơn thuần là thể bệnh hay gặp nhất ở những người hút thuốc, có thể chữa khỏi bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị triệu chứng, nhưng khi đã chuyển sang thể nhầy mủ (do bội nhiễm nhiều đợt vi khuẩn gây bệnh) hoặc chuyển sang thể tắc nghẽn đường thở thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ho khạc đờm là triệu chứng chính cơ bản của VPQMT. Bệnh nhân thường hay khạc đờm nhiều, sáng sớm khi ngủ dậy. 

Hơn 80% những người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm có biểu hiện của bệnh. Khói thuốc lá làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống tự bảo vệ kém hiệu quả, hay bị các đợt nhiễm khuẩn hô hấp. Quá trình đó lặp đi lặp lại, nặng dần lên và chuyển sang các thể bệnh nặng hơn, là diễn biến tất yếu của VPQMT.

 
Theo Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính (NXB Lao Động – 2014)
 

Viêm phế quản mạn tính - những ảnh hưởng nặng nề

Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQMT) có biểu hiện ho và khạc đờm mạn tính, xảy ra ở người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. 

 
Thế nào thì được coi là viêm phế quản mạn tính? Không có bệnh VPQMT ở trẻ nhỏ khi mà hệ thống phế quản của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Thời gian mang bệnh để có thể gọi là VPQMT là người đó phải bị ho, khạc đờm/đàm kéo dài, tổng số ngày ho khạc trong năm là trên 90 ngày (hay 3 tháng) và phải từ 2 năm liên tiếp trở lên. Số lượng đờm khạc ra mỗi ngày khoảng 200ml, không có máu kèm theo.

Phổi của người viêm phế quản hiệu quả

Bệnh phát sinh do đường thở tiếp xúc thường xuyên với bụi, khói độc, virus, vi khuẩn, viêm mạn tính đường thở lớn và trung bình, làm dầy niêm mạc đường thở, tăng sinh phì đại tuyến tiết nhầy, làm tăng tiết đờm. Bệnh VPQMT được chia thành các thể VPQMT đơn thuần không khó thở, VPQMT nhầy mủ và VPQMT tắc nghẽn. 

VPQMT đơn thuần là thể bệnh hay gặp nhất ở những người hút thuốc, có thể chữa khỏi bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị triệu chứng, nhưng khi đã chuyển sang thể nhầy mủ (do bội nhiễm nhiều đợt vi khuẩn gây bệnh) hoặc chuyển sang thể tắc nghẽn đường thở thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ho khạc đờm là triệu chứng chính cơ bản của VPQMT. Bệnh nhân thường hay khạc đờm nhiều, sáng sớm khi ngủ dậy. 

Hơn 80% những người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm có biểu hiện của bệnh. Khói thuốc lá làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống tự bảo vệ kém hiệu quả, hay bị các đợt nhiễm khuẩn hô hấp. Quá trình đó lặp đi lặp lại, nặng dần lên và chuyển sang các thể bệnh nặng hơn, là diễn biến tất yếu của VPQMT.

 
Theo Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính (NXB Lao Động – 2014)
 
Đọc thêm..

Viêm phế quản mãn tính (VPQMT) là bệnh thường khởi phát ở người trên 40 tuổi, có yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi độc hại.

Triệu chứng nổi bật của bệnh là ho và khạc đờm mạn tính: ban đầu ho khạc đờm từng đợt hay vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, đờm nhầy trong. Bệnh nặng ho và khạc đờm sẽ xuất hiện thường xuyên. Mỗi năm ho và khạc đờm tổng thời gian trên 3 tháng và thường trên 2 năm liên tiếp.
Ho và khạc đờm mạn tính là triệu chứng của VPQMT
Khó thở xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh hoặc khi có biến chứng. Ban đầu khó thở chủ yếu khi gắng sức hoặc khi có biến chứng còn ở giai đoạn muộn của bệnh khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Trong đợt cấp của bệnh, ho và khạc đờm tăng, đờm có thể là nhày hoặc nhày mủ (khi có bội nhiễm). Đợt cấp thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết và mùa đông, xuân hoặc ở những người tuổi cao, suy kiệt. Nguyên nhân hàng đầu của đợt cấp VPQMT là nhiễm trùng phổi-phế quản do vi khuẩn hoặc virus. Trong đợt cấp có thể gặp các biến chứng suy hô hấp và tâm phế mạn và có thể gây tử vong cho người bệnh.
Người viêm phế quản mãn lâu năm sẽ chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Ở người mắc bệnh lâu năm thường biểu hiện lâm sàng trong bệnh cảnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạntính - COPD và có thể xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng phổi-phế quản, suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi, suy kiệt …

Theo PGS.TS. Tạ Bá Thắng

Triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính (VPQMT) là bệnh thường khởi phát ở người trên 40 tuổi, có yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi độc hại.

Triệu chứng nổi bật của bệnh là ho và khạc đờm mạn tính: ban đầu ho khạc đờm từng đợt hay vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, đờm nhầy trong. Bệnh nặng ho và khạc đờm sẽ xuất hiện thường xuyên. Mỗi năm ho và khạc đờm tổng thời gian trên 3 tháng và thường trên 2 năm liên tiếp.
Ho và khạc đờm mạn tính là triệu chứng của VPQMT
Khó thở xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh hoặc khi có biến chứng. Ban đầu khó thở chủ yếu khi gắng sức hoặc khi có biến chứng còn ở giai đoạn muộn của bệnh khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Trong đợt cấp của bệnh, ho và khạc đờm tăng, đờm có thể là nhày hoặc nhày mủ (khi có bội nhiễm). Đợt cấp thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết và mùa đông, xuân hoặc ở những người tuổi cao, suy kiệt. Nguyên nhân hàng đầu của đợt cấp VPQMT là nhiễm trùng phổi-phế quản do vi khuẩn hoặc virus. Trong đợt cấp có thể gặp các biến chứng suy hô hấp và tâm phế mạn và có thể gây tử vong cho người bệnh.
Người viêm phế quản mãn lâu năm sẽ chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Ở người mắc bệnh lâu năm thường biểu hiện lâm sàng trong bệnh cảnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạntính - COPD và có thể xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng phổi-phế quản, suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi, suy kiệt …

Theo PGS.TS. Tạ Bá Thắng
Đọc thêm..

Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp gây nên bởi hiện tượng sưng, phù nề và viêm các ống dẫn khí tới phổi (phế quản). Phế quản bị sưng, phù nề thường gây ra khó thở và ho để tống đẩy đờm nhầy ra khỏi phổi.

- Viêm phế quản có thể gây nên bởi virus, vi khuẩn và các hạt bụi gây kích thích đường thở.
- Viêm phế quản cấp là một bệnh cấp tính, ngắn hạn thường theo sau một đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do virus.
- Viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài và có thể là kết quả của việc tiếp xúc kéo dài với các chất kích thích trong môi trường hoặc tình trạng tái phát nhiễm trùng hô hấp nhiều lần.
-Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm phế quản mạn tính (trên 80% bệnh nhân mắc VPQMT do hút thuốc lá, thuốc lào).
khói thuốc là nguyên nhân gây viêm phế quản
- Chụp X- quang, kiểm tra chức năng phổi và xét nghiệm máu có thể chẩn đoán viêm phế quản.
- Viêm phế quản có rất nhiều triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như ho, sản xuất đờm nhày và nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi mà không cần sự điều trị nào.
- Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát tại nhà bằng việc nghỉ ngơi, uống nhiều nước và giảm đau bằng Acetaminophen và Ibuprofen (không dùng Ibuprofen nếu bạn bị hen).
- Không có cách chữa khỏi viêm phế quản mạn tính nhưng có những loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng bệnh.
- Có rất nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa mắc viêm phế quản.

Thu Hương (Theo medicalnewstoday)

Những thông tin không thể bỏ qua về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp gây nên bởi hiện tượng sưng, phù nề và viêm các ống dẫn khí tới phổi (phế quản). Phế quản bị sưng, phù nề thường gây ra khó thở và ho để tống đẩy đờm nhầy ra khỏi phổi.

- Viêm phế quản có thể gây nên bởi virus, vi khuẩn và các hạt bụi gây kích thích đường thở.
- Viêm phế quản cấp là một bệnh cấp tính, ngắn hạn thường theo sau một đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do virus.
- Viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài và có thể là kết quả của việc tiếp xúc kéo dài với các chất kích thích trong môi trường hoặc tình trạng tái phát nhiễm trùng hô hấp nhiều lần.
-Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm phế quản mạn tính (trên 80% bệnh nhân mắc VPQMT do hút thuốc lá, thuốc lào).
khói thuốc là nguyên nhân gây viêm phế quản
- Chụp X- quang, kiểm tra chức năng phổi và xét nghiệm máu có thể chẩn đoán viêm phế quản.
- Viêm phế quản có rất nhiều triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như ho, sản xuất đờm nhày và nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi mà không cần sự điều trị nào.
- Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát tại nhà bằng việc nghỉ ngơi, uống nhiều nước và giảm đau bằng Acetaminophen và Ibuprofen (không dùng Ibuprofen nếu bạn bị hen).
- Không có cách chữa khỏi viêm phế quản mạn tính nhưng có những loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng bệnh.
- Có rất nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa mắc viêm phế quản.

Thu Hương (Theo medicalnewstoday)

Đọc thêm..

Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là căn bệnh phổ biến hiện nay, gặp phần lớn ở người trên 40 tuổi. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh, khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt thường ngày, kinh tế và khiến người bệnh hạn chế trong sinh hoạt cộng đồng, dễ gây ra trầm cảm.

 
Viêm phế quản mãn tính

Phòng và điều trị VPQMT tính bắt đầu từ nguyên nhân. Những nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:
- Viêm phế quản cấp thường gây ra bởi virut  (giống những virut gây cảm lạnh và cúm). Kháng sinh không tiêu diệt được virut gây bệnh. Vì vậy loại thuốc này không hữu dụng trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản.
 - Nguyên nhân chủ yếu gây VPQMT là tiếp xúc với khói, bụi động hại kéo dài gây ảnh hưởng tới đường thở. Trong đó, hút thuốc lá hoặc hít thuốc lá do người khác hút trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc hại trong môi trường làm việc, môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh VPQMT.

Xem tiếp kinh nghiệm điều trị viêm phế quản tại đây


Thu Hương

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là căn bệnh phổ biến hiện nay, gặp phần lớn ở người trên 40 tuổi. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh, khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt thường ngày, kinh tế và khiến người bệnh hạn chế trong sinh hoạt cộng đồng, dễ gây ra trầm cảm.

 
Viêm phế quản mãn tính

Phòng và điều trị VPQMT tính bắt đầu từ nguyên nhân. Những nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:
- Viêm phế quản cấp thường gây ra bởi virut  (giống những virut gây cảm lạnh và cúm). Kháng sinh không tiêu diệt được virut gây bệnh. Vì vậy loại thuốc này không hữu dụng trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản.
 - Nguyên nhân chủ yếu gây VPQMT là tiếp xúc với khói, bụi động hại kéo dài gây ảnh hưởng tới đường thở. Trong đó, hút thuốc lá hoặc hít thuốc lá do người khác hút trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc hại trong môi trường làm việc, môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh VPQMT.

Xem tiếp kinh nghiệm điều trị viêm phế quản tại đây


Thu Hương
Đọc thêm..