Viêm phế quản mạn tính - những ảnh hưởng nặng nề

Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQMT) có biểu hiện ho và khạc đờm mạn tính, xảy ra ở người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. 

 
Thế nào thì được coi là viêm phế quản mạn tính? Không có bệnh VPQMT ở trẻ nhỏ khi mà hệ thống phế quản của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Thời gian mang bệnh để có thể gọi là VPQMT là người đó phải bị ho, khạc đờm/đàm kéo dài, tổng số ngày ho khạc trong năm là trên 90 ngày (hay 3 tháng) và phải từ 2 năm liên tiếp trở lên. Số lượng đờm khạc ra mỗi ngày khoảng 200ml, không có máu kèm theo.

Phổi của người viêm phế quản hiệu quả

Bệnh phát sinh do đường thở tiếp xúc thường xuyên với bụi, khói độc, virus, vi khuẩn, viêm mạn tính đường thở lớn và trung bình, làm dầy niêm mạc đường thở, tăng sinh phì đại tuyến tiết nhầy, làm tăng tiết đờm. Bệnh VPQMT được chia thành các thể VPQMT đơn thuần không khó thở, VPQMT nhầy mủ và VPQMT tắc nghẽn. 

VPQMT đơn thuần là thể bệnh hay gặp nhất ở những người hút thuốc, có thể chữa khỏi bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị triệu chứng, nhưng khi đã chuyển sang thể nhầy mủ (do bội nhiễm nhiều đợt vi khuẩn gây bệnh) hoặc chuyển sang thể tắc nghẽn đường thở thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ho khạc đờm là triệu chứng chính cơ bản của VPQMT. Bệnh nhân thường hay khạc đờm nhiều, sáng sớm khi ngủ dậy. 

Hơn 80% những người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm có biểu hiện của bệnh. Khói thuốc lá làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống tự bảo vệ kém hiệu quả, hay bị các đợt nhiễm khuẩn hô hấp. Quá trình đó lặp đi lặp lại, nặng dần lên và chuyển sang các thể bệnh nặng hơn, là diễn biến tất yếu của VPQMT.

 
Theo Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính (NXB Lao Động – 2014)
 

Đăng nhận xét